Đến với cuộc thi năm nay, Retex có hướng đi hoàn toàn khác biệt khi theo đuổi mục tiêu chuyển đổi số ngành dệt may. Chiếm 12-16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, hơn 7.000 doanh nghiệp với khoảng 3 triệu lao động, đây là thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức mà không phải startup nào cũng đủ bản lĩnh dấn thân.
“Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vấn đề là 80% doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Trình độ nhân lực của các doanh nghiệp dệt may còn thấp, lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%. 50% doanh nghiệp vẫn còn sử dụng excel trong quản trị. Do vậy, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề theo dõi tiến độ các bộ phận, ra quyết định theo thời gian thực và giao tiếp giữa các phòng ban, từ đó dẫn đến giảm hiệu suất lao động”, đại diện Retex chia sẻ.
Xuất phát từ thực tế đó, với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may vận hành hiệu quả hơn, Retex đã phát triển nền tảng quản trị sản xuất tinh gọn theo thời gian thực. Giải pháp tổng thể của Retex bao gồm: Lập và quản lý kế hoạch sản xuất; Quản lý đơn hàng; Kiểm tra nguyên, phụ liệu; Quản lý cắt/may/thêu; Quản lý chất lượng; Quản lý hệ thống nhà máy; Quản lý thiết bị; Quản lý nhân sự và Dashboard cung cấp tổng quan toàn bộ quá trình sản xuất.
Điểm độc đáo trong sản phẩm của Retex được ban giám khảo Viet Solutions đánh giá cao là mô hình nhà xưởng, xưởng may thông minh tích hợp các thiết bị IoT (Internet vạn vật), giúp quản lý tự động dữ liệu theo thời gian thực. Hơn nữa, giải pháp của Retex triển khai trên nền tảng điện toán đám mây, có khả năng nhân rộng, đáp ứng nhu cầu về quy mô sản xuất khác nhau.
“Vượt qua hơn 500 giải pháp Chuyển đổi số đến từ 8 quốc gia, Retex rất tự hào khi đạt được thành tựu này. Sau cuộc thi thứ mà chúng tôi nhận được không phải là giải thưởng, mà chính là sự công nhận sau hơn nhiều năm nỗ lực cùng nhau xây dựng sản phẩm Retex - Nền tảng quản trị sản xuất tinh gọn theo thời gian thực”, Lê Nhật Hạ - CMO của Retex chia sẻ.
Đại diện đội cho biết, Retex đã hợp tác thành công với hơn 60 xưởng may trên cả nước, trong đó mỗi xưởng có quy mô trung bình khoảng 500-1.000 công nhân với hàng trăm tổ hợp may vừa và nhỏ. Các giá trị Retex mang lại cho khách hàng thể hiện qua những con số ấn tượng: tăng 32% năng suất sản xuất, giảm 21% khối lượng công việc, giảm 12% chi phí không cần thiết, giảm 05% lãng phí vải, góp phần bảo vệ môi trường.
Thời gian tới, Retex sẽ tập trung mở rộng thị trường, với mục tiêu đến năm 2023 chuyển đổi số cho 50% doanh nghiệp dệt may quy mô vừa và nhỏ, giúp các xưởng may tại Việt Nam giảm tải công việc, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất. Qua đó, góp phần giúp các doanh nghiệp dệt may tạo được lợi thế cạnh tranh và gia tăng chuỗi giá trị trên toàn cầu. Đặc biệt, Retex mong muốn được hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông để thúc đẩy chương trình Chuyển đổi số đến các doanh nghiệp dệt may nhanh hơn và toàn diện hơn.
Mạc Ngọc
" alt=""/>Retex thắng Viet Solutions 2022: startup trẻ tham vọng số hóa ngành dệt mayThread là một giao thức kết nối mạng không dây dựa trên IPv6 (Internet Protocol version 6), được thiết kế cho các thiết bị Internet of Things công suất thấp theo tiêu chuẩn mạng lưới không dây IEEE 802.15.4-2006. Giao thức này thường được gọi là mạng khu vực cá nhân không dây (WPAN).
Mạng Thread tạo sự tiện lợi, ổn định, cho phép các thiết bị gia dụng trong ngôi nhà thông minh kết nối với nhau theo dạng mạng lưới, không phụ thuộc vào các thiết bị trung gian, giúp nâng cao trải nghiệm và tránh các trường hợp bị gián đoạn.
Một mạng lưới kết nối Thread trong nhà thông minh gồm 3 thành phần chính:
Thread Border Router (thiết bị kết nối trung tâm): Thiết bị này là phần quan trọng nhất trong mạng lưới để kết nối mạng WiFi với Thread. Thông qua Border Router người dùng có thể điều khiển các thiết bị con từ xa.
Thread Device Acting as Border Router (thiết bị trung tâm bổ sung): Thiết bị này giúp mạng lưới được mở rộng một cách bền vững và liền mạch.
Thread End Devices (thiết bị đầu cuối, thiết bị con): Các thiết bị thực hiện nhiệm vụ cụ thể như bóng đèn, công tắc, ổ cắm, quạt điện,...
Phạm vi phủ sóng lớn, tập hợp nhiều thiết bị
Thread là giao thức mạng lưới không dây, và có đầy đủ ưu điểm của kiểu mạng này so với mạng không dây nội bộ như WiFi. Cụ thể, Thread có phạm vi phủ sóng khu vực rộng lớn, không cần thêm bộ lặp để phát lại tín hiệu không dây đến các thiết bị ở xa, và cũng tập hợp được nhiều thiết bị cùng hoạt động mà không nghẽn mạng.
Điều khiển nhanh, độ trễ thấp
Người dùng có thể dễ dàng điều khiển các thiết bị trong nhà thông minh một cách nhanh chóng mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao trải nghiệm.
Đáng tin cậy
Thread có độ bảo mật và an toàn cao nên người dùng có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về sự chen ngang, xâm nhập.
Không phụ thuộc vào thiết bị trung tâm
Đối với Thread, người dùng sẽ chỉ cần những đầu mối có sẵn như Apple HomePod Mini, Google Nest Hub,… Điều này khác so với những tiêu chuẩn mạng phổ biến hiện tại dành cho nhà thông minh như Zigbee, hệ thống cần ít nhất một thiết bị trung tâm trong hầu hết mọi hoạt động.
Anh Hào
" alt=""/>Thread là gì và có ưu điểm gìẢnh: REUTERS/Lucas Jackson
Tiến sĩ Tony Wagner – đồng giám đốc của nhóm Change Leadership Groupcủa Harvard – lập luận rằng, học sinh ngày nay đang phải đối mặt với một “khoảng cách thành tựu toàn cầu”. Nó chính là khoảng cách giữa những gì mà các trường học tốt nhất đang dạy và những kỹ năng mà người trẻ cần học.
Điều này đang trở nên trầm trọng hơn do 2 xu hướng: thứ nhất, sự chuyển đổi toàn cầu từ một nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức; thứ hai, cách mà trẻ em ngày nay – được nuôi dạy cùng với Internet – được khuyến khích học tập.
Trong cuốn sách “The Global Achievement Gap” của Tiến sĩ Tony Wagner, ông đã xác định 7 năng lực chính mà mỗi đứa trẻ cần có để tồn tại trong môi trường làm việc của tương lai.
1. Tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề
Các công ty cần phải liên tục cải tiến sản phẩm, các quy trình và các dịch vụ để cạnh tranh. Để làm được điều này, họ cần nhân viên của mình có kỹ năng tư duy phản biện và có khả năng đặt ra những câu hỏi đúng để đi đến tận cùng vấn đề.
2. Sự hợp tác
Vì bản chất kết nối của giới kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, khả năng gây ảnh hưởng và khả năng làm việc nhóm ngày càng trở nên quan trọng. Chìa khóa để trở thành một lãnh đạo hiệu quả là gì? Tác giả Wagner cho rằng nó có liên quan rất nhiều tới “kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo và một khuôn khổ đạo đức rõ ràng”.
3. Tính linh hoạt và khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng và thu nhận những kỹ năng mới một cách nhanh chóng là yếu tố quan trọng để thành công: người lao động phải có khả năng sử dụng một loạt công cụ để giải quyết vấn đề. Nó còn được gọi là “khả năng học tập”.
![]() |
Ảnh: REUTERS/David Gray |
4. Sáng kiến và tinh thần kinh doanh
Mọi người thường có xu hướng không ưa rủi ro. Tốt hơn là thử 10 việc và thành công 8 việc còn hơn là chỉ thử 5 việc và chẳng thành công gì cả.
5. Kỹ năng giao tiếp miệng và viết một cách hiệu quả
Tư duy mơ hồ và không có khả năng diễn đạt suy nghĩ của mình là những lời than phiền chung từ các lãnh đạo doanh nghiệp khi Wagner tìm kiếm thông tin cho cuốn sách của mình. Người trẻ thường sử dụng ngữ pháp và phát âm không chuẩn mực. “Nếu bạn có ý tưởng tuyệt vời nhưng bạn không thể diễn đạt được chúng thì bạn sẽ mất cơ hội” – Wagner nói.
6. Kỹ năng tiếp cận và phân tích thông tin
Nhiều người lao động phải giải quyết với một lượng lớn thông tin hằng ngày. Khả năng chọn lọc và lấy ra những thứ mình cần là một thách thức.
7. Trí tò mò và trí tưởng tượng
Tò mò và tưởng tượng là những thứ có thể dẫn đến sự đổi mới. Đó là những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề. “Tất cả chúng ta sinh ra đã tò mò, sáng tạo và giàu trí tưởng tượng” – Wagner nói. “Một đứa trẻ 4 tuổi bình thường sẽ hỏi hàng trăm câu hỏi mỗi ngày. Nhưng khi đứa bé 10 tuổi, nó có xu hướng lo việc tìm ra câu trả lời đúng ở lớp thay vì đặt ra những câu hỏi hay.
“Việc mà chúng ta – những phụ huynh và giáo viên – cần làm là giữ cho trí tò mò và trí tưởng tượng vẫn ở đó”.